Lạc cứu là bài thuốc giúp ôn kinh, trừ hàn, giảm đau vô cùng hiệu quả với 28 loại dược liệu được phối theo phương pháp trị bệnh của dân tộc Dao. Phương pháp được thực hiện trên huyệt vị, giúp ôn ấm kinh lạc, dược liệu thấm sâu vào tận xương cốt, phục hồi tổn thương và nuôi dưỡng cơ thể.
Lạc cứu là gì?
Lạc cứu là cứu ấm trên đường kinh lạc với bài thuốc độc quyền của Thiên Phúc Đường. Trong đó, “lạc” có nghĩa là đường kinh lạc và cảm giác thư thái, an lạc. Trong khi đó, “cứu” xuất phát từ nguồn gốc của phương pháp làm ấm trên huyệt vị. Lạc cứu có nghĩa là cứu lên các đường kinh lạc, các huyệt đạo để giúp con người an lạc, khỏe khoắn.
Được thực hiện dựa trên nguyên lý làm ấm huyệt vị trực tiếp từ thanh lạc cứu được làm nóng với lò nung hiện đại. Thanh lạc cứu có đến 28 vị thuốc sẽ theo huyệt vị đã được làm ấm từ đó thấm sâu vào đường kinh lạc. Dưới tác dụng của việc massage đả thông kinh lạc sẽ đưa thảo dược đến sâu vào vùng tổn thương. Từ đó thảo dược sẽ duy trì trị liệu, ôn ấm và phục hồi cơ, xương khớp.
Sự phối hợp các vị thuốc kèm phương pháp cứu trên đường kinh lạc được cải tiến sẽ mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với cứu ấm từ ngải cứu truyền thống.
Thành phần thảo dược trong bài thuốc Lạc cứu
Trong các bài thuốc cứu ấm, hoặc cứu trên huyệt vị đều sử dụng dược liệu ngải cứu để ôn ấm, trừ hàn giúp kinh lạc được khơi thông.
Dựa trên nguyên lý cứu ấm đó, Thiên Phúc Đường đã nghiên cứu và hoàn quyện 28 vị thuốc tạo nên bài thuốc điều trị sâu vào vị trí đau chứ không đơn giản là làm ấm và khơi thông kinh lạc nữa.
Trong đó có 7 vị thuốc chính làm nên hiệu quả trị liệu:
Ngải cứu: Tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, giảm đau nhức xương khớp.
Nhụy hoa nghệ tây (Saffron): điều trị ho, cảm lạnh, cải thiện trí nhớ, phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
Toàn yết (bọ cạp): an thần, giảm đau, chuyên trị các bệnh viêm khớp mạn tính.
Điền thất (thất điền, hồi đầu thảo): Chữa trầy xước, sưng tấy do chấn thương, trật đã; đau gối , đau nhức xương khớp.
Trầm Hương: phòng và điều trị bệnh tim mạch, giảm bệnh viêm khớp, giải độc, giảm stress.
Hổ thông thành: an thần, khu phong, tán ứ huyết, giảm đau co thắt.
Ô đầu: trừ hàn mạnh, chuyên điều trị các chứng sưng đau do hàn thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng, lạnh chân.
Với các vị thuốc trên, Lạc cứu sẽ giúp tác dụng trị liệu, ôn ấm thấm sâu vào gân xương tại vị trí đau nhức. Các vị thuốc theo huyệt vị lan tỏa làm phục hồi, giãn cơ xua tan khí hàn, tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu và nuôi dưỡng cơ thể.
Lạc cứu điều trị được bệnh lý nào?
Với bài thuốc cổ truyền được nghiên cứu và đạt hiệu quả gấp nhiều lần, Lạc cứu có thể điều trị các bệnh lý đa dạng như:
– Điều trị các bệnh lý đau nhức cơ xương khớp, cột sống – đĩa đệm, cổ vai gáy; Các rối loạn đau đầu, mất ngủ, liệt mặt, méo miệng; các bệnh lý hô hấp, cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích…
– Điều trị các bệnh lý rối loạn tiểu tiện, tiểu đêm, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh…
– Viêm tuyến vú, tắc tia sữa…
– Giúp lưu thông khí huyết, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng.
– Các bệnh lý, bệnh chứng thuộc thể hàn theo YHCT.
Khi thực hiện cứu tại các vùng điều trị khác nhau với các phương huyệt khác nhau sẽ có tác dụng:
Điều trị và hỗ trợ điều trị hầu hết các mặt bệnh nội khoa, ngoại khoa, sản khoa cấp và mãn tính.
Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp lưu thông khí huyết thậm chí dự phòng đau bệnh tái phát, ngăn ngừa bệnh tật.
Quy trình thực hiện lạc cứu
Với 60 phút thực hiện, làm ấm huyệt vị, giúp thảo dược thấm sâu vào gân xương kèm massage ấn huyệt đả thông kinh lạc, ôn ấm chữa lành thương tổn tại vị trí đau nhức.
Trung bình số lần điều trị sẽ dựa vào phác đồ điều trị của Bác sĩ và tình trạng bệnh lý của mỗi người mà trị liệu liên tục mỗi ngày hoặc cách ngày.
Quy trình 4 bước thực hiện liệu trình Lạc cứu theo YHCT:
Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh lý và lên phác đồ điều trị.
Bước 2: Tiến hành cứu 28 vị thuốc trên đường kinh lạc và huyệt vị theo chỉ định của Bác sĩ.
Bước 3: Xoa bóp, day, ấn huyệt lên lên vùng kinh lạc, tại vị trí đau nhức để bài thuốc được lan tỏa khắp vùng bị tổn thương giúp giãn cơ, phục hồi.
Bước 4: Thoa dầu khớp để tăng hiệu quả ôn ấm tại huyệt vị, tăng tuần hoàn máu đến vùng bị tổn thương.
Lạc cứu và cứu ấm có giống nhau không?
Phương pháp cứu (hay còn gọi là cứu ấm) là một phương pháp điều trị không dùng thuốc của YHCT dựa vào cứu ấm trên đường kinh lạc có hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh lý.
Điểm giống nhau giữa Cứu ấm và Lạc cứu:
Điều trị dựa trên hệ thống kinh lạc và ôn ấm kinh mạch, huyệt vị.
Điểm khác nhau:
Tác dụng của Cứu ấm
Cứu là dùng sức nóng của ngải cháy để hơ hoặc cứu trên huyệt để gây kích thích tới sự phản ứng của cơ thể nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.
Ngải cứu khi cháy hơ ấm lên cơ thể tạo cảm giác nóng dịu, đồng thời ngấm sâu vào trong da, tác động đến huyệt, tạo kích thích kinh lạc giúp máu huyết lưu thông, trừ hàn, ôn ấm cơ thể và tạng phủ.
Tác dụng của Lạc cứu
Lạc cứu dựa trên cơ chế cứu ấm truyền thống kết hợp với bài thuốc gia truyền và lò nung hiện đại. Mục đích là kích thích huyệt ấm nóng sâu và tác dụng ấm nóng lâu hơn.
Có tác dụng trị liệu, ôn ấm thấm sâu vào gân xương tại vị trí đau nhức. Các vị thuốc theo huyệt vị lan tỏa làm phục hồi, giãn cơ xua tan khí hàn, tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu và nuôi dưỡng cơ thể.
Lạc cứu có thể được áp dụng cho hầu hết tất cả các huyệt, các vùng trên cơ thể và được chỉ định như phương pháp Cứu ấm.
Tại Việt Nam, Phòng khám Thiên Phúc Đường là nơi tiên phong, độc quyền đăng kí Liệu pháp Lạc cứu vào trị liệu và dự phòng bệnh tật.
Thông tin liên hệ phòng khám Thiên Phúc Đường
Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và những kiến thức về sức khỏe vui lòng liên hệ: Phòng khám Đa khoa Y học Cổ truyền Thiên Phúc Đường – Thăm khám chuyên sâu – Y đức hàng đầu.
Địa chỉ: 148D- 148C Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức. TP. HCM.
Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0964341404
Làm việc tất cả các ngày trong tuần:
+ Sáng 8h -12h
+ Chiều: 13h30 – 17h30